top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

BÁO CÁO THAM LUẬNTHỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1. Tóm lược về vùng ĐBSH và tình hình sản xuất nông nghiệp chung của vùng





Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc, gồm có 11 tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội; diện tích toàn Vùng hơn 21.260 km2 chiếm 6,42% diện tích cả nước, dân số khoảng trên 23,3 triệu người chiếm khoảng 22% dân số cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; là trung tâm khoa học công nghệ; là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; là vùng đất lịch sử lâu đời. Mặc dù chỉ chiếm 6,4% diện tích cả nước nhưng tổng GDP vùng chiếm tới 30,3% GDP của cả nước. Năm 2021, tổng sản phẩm cả vùng ước đạt hơn 2,57 triệu tỉ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2021 đạt 8,7%/năm, gấp 1,6 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.Trong 10 tỉnh, thành đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước thì vùng ĐBSH có 4 đại diện bao gồm TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Ninh. GDP bình quân đầu người của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2021 đạt 110,57 triệu đồng/người/năm, cao hơn gần 25 triệu so với mức bình quân quân cả nước.

Sản xuất nông nghiệp của vùng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid cũng như những diễn biến bất thường của thời tiết do tác động gia tăng của BĐKH. Trong khó khăn đó, nông nghiệp đã thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Trong khi nhiều lĩnh vực khác có mức tăng trưởng âm, sản xuất nông nghiệp nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh tăng chung của nền kinh tế vùng ĐBSH. Năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,48% đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vùng. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, hiện nay tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng đã giảm đáng kể, trong năm 2021, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 9,22% trong cơ cấu GDP vùng ĐBSH.

Sản lượng lương thực có hạt của cả vùng đạt 6,34 triệu tấn, giảm nhẹ 29 nghìn tấn so với năm 2020, trong đó sản lượng lúa cả năm ước đạt 6,02 triệu tấn, giảm khoảng 15 nghìn tấn so với năm 2020; năng suất lúa đạt 62 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với năng suất lúa năm 2020. Giai đoạn 2016 – 2021, sản lượng lương thực có hạt của cả vùng giảm dần đều với mức giảm trung bình 1,84%/năm, chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng. Diện tích gieo trồng lúa toàn vùng trong giai đoạn 2016 – 2021 giảm tương tự, trong khi đó năng suất lúa không ngừng được cải thiện đã dẫn đến sản lượng tương đối ổn định trong giai đoạn này. ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng có năng suất và sản lượng lúa cao nhất cả nước. Hiện nay, các địa phương trong vùng đang triển khai Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc của Bộ NNPTNT, dự kiến đến năm 2030, toàn vùng sẽ giảm trên 100.000 ha gieo trồng lúa.

Ngành chăn nuôi có những bước chuyển dịch rõ ràng, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Chăn nuôi trâu, bò năm 2021 nhìn chung ổn định, nuôi gia cầm đạt khá, chăn nuôi lợn dần khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi. Tổng đàn bò của vùng đạt 498,1 nghìn con; trâu 121,7 nghìn con; lợn hơn 4,8 triệu con, đứng thứ 2 cả nước; gia cầm hơn 127,9 triệu con, đứng đầu cả nước.

Sản lượng thủy sản năm 2021 vẫn duy trì mức khá, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản thuận lợi do Việt Nam thực hiện và hưởng ưu đãi từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng đạt gần 141,9 nghìn ha, tăng 1,9%; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 845 nghìn tấn, tăng 4,3% về sản lượng so với năm 2020, đứng 2 cả nước về diện tích và sản lượng nuôi trồng.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên ngành nông nghiệp của vùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém cần khắc phục, trong đó nổi bật là công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.



4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Opmerkingen


bottom of page