top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

Các quy định nhập khẩu quan trọng cần phải đáp ứng khi xuất khẩu rau quả tươi sang EU?

Các quy định/yêu cầu chung bắt buộc của EU, và một số sản phẩm, các quy định nhập khẩu riêng của từng nước thành viên EU

A. Các yêu cầu bắt buộc

Rau quả tươi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm 

A.1. Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hầu hết các nước đều áp đặt quy định về hàm lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) được phép tồn dư trong các sản phẩm thực phẩm. Hiện chưa có một hệ thống MRL được chấp nhận chung nào trên thế giới, nhưng Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) đã xây dựng hệ thống Codex MRL làm tiêu chuẩn cho các nước tham khảo xây dựng hệ thống MRL của nước mình. Tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển, bao gồm EU, xây dựng hệ thống MRL của riêng mình và thường khắt khe hơn của Codex. 
Hệ thống MRL của EU được thống nhất áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên EU. Theo đó, EU đưa ra một danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép áp dụng và mức tồn dư tối đa được phép trên thực phẩm. Với các loại thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh sách này (mà thường được sử dụng bởi các nước ngoài EU), EU áp dụng một mức MRL cực thấp – 0,01mg/kg. Cần lưu Ý là hệ thống MRL của EU được thay đổi thường xuyên nên các nhà nhập khẩu nếu không cập nhật có thể sẽ vi phạm và hàng xuất khẩu sang EU sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy. 

A.2. Quy định về tạp chất và vi sinh vật

Tạp chất trong thực phẩm có thể xuất hiện trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, như đóng gói, vận chuyển hoặc bảo quản thực phẩm. Tương tự như MRL đối với thuốc bảo vệ thực vật, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đặt ra các giới hạn đối với một số tạp chất trong thực phẩm – với rau quả các tạp chất cần quan tâm là: chì, cadmium hay nitrat.

Ngoài ra, các sản phẩm rau quả cắt sẵn phải đảm bảo không bị nhiễm các vi sinh vật như Salmonella và E. coli. Salmonella trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm. 

Quy định của EU về hàm lượng tối đa tạp chất chì và cadmium trong rau quả tươi 


A.3. Các quy định về kiểm dịch thực vật

Giống như nhiều quốc gia nhập khẩu khác, EU có quy định về kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm là thực vật (bao gồm rau quả) để bảo vệ mùa màng và môi trường của khu vực này khỏi các sinh vật gây hại như sâu bọ, vi khuẩn, côn trùng. Hầu hết rau quả tươi nhập khẩu vào EU phải được kiểm dịch thực vật và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi Cơ quan Bảo vệ Thực vật Quốc gia (NPPO) của nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch của EU.

Một số loại rau quả cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là: các loại rau ăn lá, cà chua, ớt, trái cây họ cam quÝt, quả hạch, quả mọng, táo, lê, xoài và bơ ….

Tuy nhiên, cũng có một số loại rau quả không cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là như dứa, chuối, dừa, sầu riêng và chà là.

Kể từ ngày 01/09/2019, EU ra quy định mới về việc tăng cường các yêu cầu kiểm dịch thực vật với các biện pháp bảo vệ bổ sung để giảm các nguy cơ mới, chẳng hạn như ruồi đục quả. Vì vậy, các nhà xuất khẩu cần thường xuyên cập nhật quy định mới của EU, có thể thông qua nhà nhập khẩu hoặc cơ quan NPPO của nước xuất khẩu, để đáp ứng kịp thời các quy định mới của EU về kiểm dịch thực vật.

B. Các yêu cầu bổ sung

Ngoài việc phải tuân thủ các quy định nhập khẩu bắt buộc của EU, một số nhà nhập khẩu còn yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải có thêm các chứng nhận an toàn sản phẩm khác như:

B.1.. Chứng nhận GlobalGAP: Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) được yêu cầu bởi hầu hết các siêu thị và các nhà bán lẻ EU đối với các sản phẩm rau quả tươi và đã dần trở thành một tiêu chuẩn tối thiểu đối với các sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu vào EU

B.2. Chứng nhận BRC: Chứng nhận về Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh thiết lập (BRC) thường được các nước Tây Bắc Âu yêu cầu nhà xuất khẩu phải có

B.3. Các Chứng nhận IFS, SQF, FSSC 22000: tùy thuộc nhà nhập khẩu ở từng nước EU có thể yêu cầu các Chứng nhận khác như IFS (Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), SQF (Thực phẩm An toàn Chất lượng), FSSC 22000 (Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm) 

Bên cạnh các Chứng nhận trên, người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường. Vì vậy, họ rất quan tâm đến nguồn gốc, quy trình sản xuất của sản phẩm có yếu tố nào ảnh hưởng tới môi trường, xã hội (như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức…) hay không. Vì thế các sản phẩm thân thiện môi trường, những doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho xã hội, sẽ tạo được thiện cảm và thu hút người tiêu dùng EU hơn. 

C. Các quy định nhập khẩu quan trọng cần phải đáp ứng khi xuất khẩu rau quả chế biến sang EU? 

Tương tự các sản phẩm rau quả tươi, các sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu sang EU cũng phải tuân thủ các quy định nhập khẩu bắt buộc của EU, và của từng nước thành viên EU (tùy sản phẩm). Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu EU cũng có thể có thêm các yêu cầu riêng mà các nhà xuất khẩu rau quả sang thị trường này phải đáp ứng.

C.1. Các yêu cầu bắt buộc

Ngoài thủ tục hải quan, hầu hết các yêu cầu bắt buộc liên quan đến việc nhập khẩu rau quả đã qua chế biến (và thực phẩm nói chung) đều liên quan đến an toàn thực phẩm. Luật Thực phẩm chung (General Food Law) của EU quy định khung pháp lÝ về an toàn thực phẩm ở EU. Luật này dựa trên cách tiếp cận “từ trang trại đến bàn ăn”. Điều này có nghĩa là tất cả thực phẩm phải truy xuất được nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Một số quy định về an toàn thực phẩm quan trọng nhất đối với các sản phẩm rau quả chế biến trong Luật này bao gồm:

C.1.1. Quy định về các chất gây ô nhiễm

Các chất gây ô nhiễm xuất hiện trong các sản phẩm rau quả chế biến phổ biến là: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, độc tố nấm mốc, nhiễm khuẩn, và kim loại nặng.

  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL): Các sản phẩm rau quả chế biến có nguyên liệu chính là rau quả tươi và các sản phẩm này sau thu hoạch có thể tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình trồng trọt. Trong quá trình chế biến rau quả các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật này có thể không bị mất đi và tiếp tục tồn tại trong sản phẩm rau quả chế biến. EU đặt ra các hạn mức tối đa đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật này và các sản phẩm rau quả chế biến nhập khẩu vào EU phải tuân theo (xem thêm Câu 25);

  • Độc tố nấm mốc: Nấm mốc (Mycotoxins) là các chất độc hại do nấm sinh ra, xuất hiện rất phổ biến trong quá trình sản xuất rau quả chế biến. Nấm mốc có thể tiếp tục tồn tại thậm chí cả khi sản phẩm đã qua xử lÝ nhiệt. Các loại độc tố nấm mốc phổ biến nhất trong các sản phẩm rau quả chế biến là Aflatoxin, Ochratoxin A, và Patulin. Vì vậy, EU thiết lập các giới hạn đối với các loại nấm mốc này nhằm hạn chế các tác hại mà chúng có thể gây ra cho người tiêu dùng; 

  • Nhiễm khuẩn: Phần lớn rau quả chế biến bị từ chối khi nhập khẩu vào EU là do nhiễm khuẩn các vi sinh vật gây hại. Các loại vi sinh vật phổ biến nhất trong rau quả chế biến là Salmonella, Escherichia Coli, Listeria và các loại vi rút như Norovirus và vi rút viêm gan A. Chiếu xạ là một phương pháp phổ biến để xử lÝ các vi sinh vật gây hại trong rau quả tuy nhiên có thể gây hại và vì thế bị hạn chế, ràng buộc bởi các quy định về mức ô nhiễm phóng xạ của EU. Cụ thể, EU thiết lập mức ô nhiễm phóng xạ tối đa cho phép trong thực phẩm, trong đó có rau quả chế biến. Bản thân người tiêu dùng EU cũng thường yêu cầu phải kiểm tra mức phóng xạ trong các sản phẩm này;

  • Kim loại nặng: Kim loại nặng có thể bị nhiễm phải trong các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm (dưới hình thức dư lượng kim loại trong thực phẩm). Các loại kim loại nặng phổ biến gặp phải trong rau quả chế biến là: Chì và Cadimi (trong rau quả đông lạnh, rau quả đóng gói bằng thủy tinh, nước ép trái cây), và Thiếc (trong rau quả đóng hộp). Trường hợp dư lượng kim loại vượt quá một mức nào đó có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó EU cũng thiết lập các giới hạn tối đa dư lượng kim loại nặng. Cần lưu Ý là việc sử dụng các loại máy dò để phát hiện các loại tạp chất kim loại này có thể được sử dụng nhưng EU khuyến nghị nên kiểm soát bằng phân loại vật lÝ và hay các biện pháp cơ học không nguy hại khác. 

C.1.2. Quy định về thành phần của sản phẩm

Các sản phẩm rau quả chế biến thường sử dụng một số loại phụ gia nhất định. EU có thể từ chối sản phẩm nếu chúng có các thành phần phụ gia không được công bố, trái phép hoặc vượt quá định mức cho phép. EU có quy định cụ thể về các chất phụ gia (như chất bảo quản, màu, chất làm đặc), hương liệu và Enzym nào được phép sử dụng.

Vitamin và khoáng chất có thể được thêm vào nước hoa quả và mật hoa quả. EU đang xây dựng quy định về hàm lượng tối đa cho vitamin và khoáng chất có thể thêm vào. Mức tối đa vẫn chưa được thiết lập, nhưng Ủy ban châu Âu đang làm việc trên một đề xuất cho những mức đó.

EU cũng quy định cụ thể về giới hạn các thành phần đối với nước ép trái cây và mứt trái cây, thạch, mứt cam và hạt dẻ ngọt (ví dụ danh mục các nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản nào có thể được sử dụng…).

C.1.3. Quy định về ghi nhãn

Ghi nhãn là một trong các nhóm TBT bắt buộc mà EU rất chú trọng. Cụ thể, EU có các quy tắc ghi nhãn rất chi tiết mà người sản xuất phải tuân thủ để đảm bảo người tiêu dùng được thông tin đầy đủ về nội dung và thành phần của các sản phẩm thực phẩm. 
Đối với các sản phẩm rau quả chế biến, EU có một số nhóm yêu cầu về ghi nhãn đáng chú Ý sau:

  • Thông tin về giá trị năng lượng và số lượng chất béo, bão hòa, carbohydrate, protein, đường và muối;

  • Thông tin về các chất gây dị ứng (như đậu nành, các loại hạt hoặc gluten) đối với thực phẩm;

  • Kích thước phông chữ tối thiểu cho các thông tin bắt buộc là 1,2 mm.

Các tuyên bố về dinh dưỡng và sức khỏe trên nhãn các sản phẩm bán lẻ là rất quan trọng. Luật Ghi nhãn của EU cấm các tuyên bố gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Các tuyên bố rằng trên nhãn thực phẩm về tác dụng ngăn ngừa, điều trị hoặc chữa bệnh cho con người đều không được phép.

C.2. Một số yêu cầu bổ sung của nhà nhập khẩu

Căn cứ vào thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng, nhà nhập khẩu EU có thể sẽ đặt ra một số yêu cầu bổ sung đối với nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Phổ biến trong số này là yêu cầu cung cấp thêm các chứng nhận an toàn thực phẩm được cung cấp bởi một cơ quan kiểm soát độc lập. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người mua EU quan tâm về các bằng chứng về kinh doanh bền vững, có đạo đức hay bảo vệ môi trường…và các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có thể được yêu cầu phải cung cấp các bằng chứng này (hoặc được khuyến khích, ưu tiên nếu có các bằng chứng này).

C.2.1. Chứng nhận An toàn thực phẩm

Mặc dù các chứng nhận an toàn thực phẩm không bắt buộc theo luật pháp của EU, hầu hết các nhà nhập khẩu thực phẩm EU đều yêu cầu các chứng nhận này đối với các sản phẩm thực phẩm, phổ biến là:

  • Chứng nhận Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI)
  • Tiêu chuẩn quốc tế (IFS)
  • Tiêu chuẩn Toàn cầu của Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRCGS)
  • Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm (FSSC 22000)

C.2.2. Yê