HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM EMINA TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH
I. CHẾ PHẨM EMINA
1. Giới thiệu về chế phẩm EMINA
Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu ( Effective Microorganisms ), viết tắt là EM do Giáo sư, Tiến sĩ Teruo Higa, Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ryuskyus – Okinawa phát minh ra, năm 1980. Từ thời gian đó đến nay, công nghệ này được áp dụng trên 100 nước trên thế giới.
Chức năng của vi sinh vật hữu hiệu (EM):
• Cố định đạm từ không khí
• Mùn hóa các chất bã và chất thải hữu cơ
• Ngăn ngừa các bệnh sinh ra từ đất
• Sử dụng lại và tăng cường khả năng dinh dưỡng của cây trồng
• Sản xuất các chất kháng sinh và các nguyên tố hoạt động sinh học khác
• Sản xuất ra các phân tử đơn giản khác để cây trồng hấp thụ.
Thành phần của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) gồm các nhóm vi sinh vật chính sau: Vi khuẩn quang hợp, Vi khuẩn lactic, Nấm men, Xạ khuẩn, Bacillus substilis.
Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM, nhiều cơ quan ở Việt Nam đã dày công nghiên cứu và sản xuất ra các dạng EM của Việt Nam như: EMUNI của trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, EMINA của Viên sinh học nông nghiệp - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Tên gọi EMINA là tên viết tắt của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu: EM và tên Viện Sinh học Nông nghiệp: INA (Institute of Agrobiology).
2. Các dạng chế phẩm EMINA
2.1. Chế phẩm EMINA
- Dung dịch có mầu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt.
- Độ pH < 4
- Bảo quản nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời
- Thời gian bảo quản là 1 tháng kể từ ngày lên men xong.
- Chế phẩm thứ cấp có thể sử dụng trong thời gian 1 – 3 tháng kể từ ngày chế tạo. Tuy nhiên, nên tính toán lượng sử dụng để pha chế và sử dụng ngay EMINA thứ cấp.
2.2. Chế phẩm EMINA thảo dược
- Chế phẩm EMINA thảo dược là sự kết hợp của EMINA gốc với các loại thảo dược khác nhau: gừng, giềng, tỏi, ớt...
- Ngoài các vi sinh vật hữu hiệu, chế phẩm này còn bao gồm các axit hữu cơ, chất hoạt động sinh học, khoáng chất và các chất hữu cơ có lợi khác từ thực vật.
- Chế phẩm có mùi thơm dễ chịu.
- Chế phẩm có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng gây hại cho cây trồng: sâu đục quả, ong vàng hại quả...(các loại đậu ăn quả nhất là đậu đũa. ổi, mướp....)
2.3. EMIMA tỏi , EMINA chuối
- Sản sinh ra nhiều chất có khả năng năng ngăn chặn bệnh tật và tăng sức đề kháng cho tôm, cá
- Chứa nhiều loại vitamin
2.4. EMINA dạng bột xử lí môi trường (bokashi I)
- Dùng để cải thiện môi trường chăn nuôi
- Hạn chế mùi hôi thối
- Xử lý phân động vật làm phân bón hữu cơ có chất lượng
2.5. EMINA dạng bột dùng bổ sung vào thức ăn cho gia súc (bokashi II)
- Tăng tỉ lệ phát triển, hay ăn , chóng lớn
- Ngăn chặn phát triển bệnh tật
- Hạn chế mùi hôi thối
II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMINA
1. Ứng dụng chế phẩm EMINA trong xử lý môi trường
1.1. Sử dụng chế phẩm EMINA để khử mùi xú uế và vệ sinh chuồng trại
* Dạng dung dịch:
- EMINA pha loãng với tỷ lệ 1/100 đến 1/200.
- Dùng dung dịch trên phun chuồng trại vật nuôi bằng bình bơm hoặc ô doa, phun lên sàn, tường, trần và rãnh thoát nước (hoặc sử dụng như nước rửa chuồng trại).
- Chu kỳ sử dụng: tùy theo sự phát sinh mùi của chuồng trại thường 3 - 5 ngày 1lần, với lượng 1 - 2 lít/m2.
* Dạng bột Bokashi I:
- Rắc đều EMINA bokashi I lên nền chuồng hoặc nền lót chuồng với lượng: 100 - 200gram/m2 nền chuồng.
- Khi nền chuồng quá ẩm, có thể tăng lượng EMINA bokashi I lên.
1.2. Sử dụng chế phẩm EMINA để xử lí nước thải chăn nuôi
* Cách sử dụng:
- EMINA được pha loãng 1% (1 lít EMINA + 99 lít nước) dùng để xử lý vào bể chứa phân hoặc nước thải của vật nuôi. Lượng sử dụng: 10 lít dung dịch EMINA đã chế tạo trên cho 1m3 bể chứa theo chu kỳ 1 - 2 tuần/lần.
- Có thể sử dụng dạng bột Bokashi I để xử lí bể chứa phân và nước thải. Lượng sử dụng dao động từ 0,3 - 0,5 kg bột/10 m3/tuần. Lượng bột có thể thay đổi tùy theo độ đậm đặc của bể chứa phân và nước thải.
1.3. Sử dụng chế phẩm EMINA để ủ phân hữu cơ
* Dùng EMINA dạng dung dịch
- Nguyên liệu: 1tấn phân gà, 2 lít chế phẩm EMINA , 1lít rỉ đường, 3kg đạm, 3kg kali, 5kg lân
- Cách tiến hành: Pha dung dịch ủ :Pha 1lít EMINA + 1lít rỉ đường 5 kg lân + 50 - 100 lít nước (lượng nước có thể điều chỉnh tùy thuộc vào độ ẩm của phân)
- Rải phân thành các lớp dày 20 – 30 cm, rộng 1 – 2 m, chiều dài tùy ý. Nếu chỉ là phân lợn, phân trâu bò nhão thì cho thêm trấu hay rác để có thêm độ tơi xốp, chú ý tỷ lệ khoảng 2 phần phân : 1 phần trấu hay rác
- Dùng ô doa tưới ướt đều lên các lớp phân (khoảng 20 - 25lit/1m3), đảm bảo độ ẩm đạt 45 - 50% ( dùng tay bóp thấy có nước rỉ ra là được)
- Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống ủ cao 0,8 – 1,2 m.
- Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
- Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn , phun EMINA lần 2 với tỉ lệ 1/100( 1lit EMINA pha với 100l nước)
- Tiếp tục ủ, sau 30 - 45 ngày đem sử dụng.
2. Sử dụng EMINA trong chăn nuôi
2.1. Bổ sung EMINA vào nước uống cho gia súc, gia cầm
- Pha loãng EMINA theo tỉ lệ 1/100 đến 1/200 (pha loãng 1lít thứ cấp pha với 100lít đến 200lít nước sạch) để dùng làm nước uống cho vật nuôi.
- Tác dụng: tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa (ỉa phân trắng) cho gia súc, gia cầm; giảm mùi hôi thối của phân thải.
2.2 Bổ sung EMINA dạng bôt (bokashi II) vào thức ăn vật nuôi
2.2.1. Bổ sung thức ăn cho gà
EMINA bokashi II được cho vào thức ăn hàng ngày của gà con theo tỷ lệ như sau:
2.2.2 Bổ sung thức ăn cho lợn
- Bổ sung EMINA bokashi II vào thức ăn cho lợn theo tỷ lệ sau:
* Lợn nái và lợn đực: bổ sung thêm 1% vào khẩu phần ăn ở tuần đầu tiên. Sau đó giảm tỷ lệ xuống 0,5% cho tuần tiếp theo
* Lợn cai sữa: 3% cho tuần đầu tiên
2% cho tuần thứ 2
1% cho tuần tiếp theo
* Lợn đang lớn - vỗ béo: Bổ sung 0,5% cho đến khi xuất chuồng
3. Sử dụng EMINA cho nuôi trồng thủy sản
3.1. Sử dụng EMINA vào ao, hồ trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản
- EMINA gồm những chủng vi sinh vật hữu hiệu nhưng có tỷ lệ cao những nhóm phân giải mạnh Protein và tinh bột và thức ăn thừa ở đáy hồ , khử H2S, SO2, NH3… Đồng thời EMINA kết hợp với vitamin làm tăng vi sinh vật phù du trong nước làm tăng thức ăn cho tôm,cá.
- Với 1 ha hồ nuôi trong quá trình nuôi cần dùng với lượng EMINA theo bảng sau:
- Sau khi đã phơi đáy hồ 5-7 ngày, có thể xử đáy hồ bằng EMINA như sau:
+ Cho nước vào đáy hồ khoảng 20cm (0,2m), khoảng 1 gang tay.