1. "Cần làm gì khi thấy một cây Upthrust" ?
Cần nhớ thật kỹ: Thanh tiếp theo sau UP rất là quan trọng. Điều đó giúp chúng ta quyết định hành động tiếp theo của mình.
Nếu thanh tiếp theo là một thanh giá Downbar, đóng cửa giảm thì rõ ràng nó là một điểm yếu và được xác nhận, quan điểm về xu hướng ngay lập tức phải thay đổi và đảo ngược lại. Một lần nữa, khối lượng là một tín hiệu cực kỳ quan trọng.
Nếu khối lượng cao thì đã đến lúc thoát ra, tàu sắp chìm rồi, thoát ra hẳn luôn hoặc nên chờ short phái sinh.
Nếu khối lượng thấp thì điểm yếu không quá rõ ràng và có thể chúng ta sẽ châm chước, chờ đợi chuyển động giá của thanh tiếp theo.
Ở đây, độ dài thanh và vị trí đóng cửa cũng là một manh mối quan trọng. Nếu là một thanh rộng thì điểm yếu rõ rệt hơn. Ngoài ra, nếu mức cao của thanh mới nằm dưới mức thấp của thanh Upthrust thì điểm yếu được tăng cường mạnh thêm.
2. Tổ hợp nến bộ 3 yếu kém:
Chúng ta hãy xem xét thêm một dấu hiệu khác của sự yếu kém. Nếu cổ phiếu đã tăng lên với khối lượng lớn và sau đó chúng ta gặp một thanh giảm đóng cửa xuống mức thấp và có khối lượng cao hơn nữa chính là xác nhận của sự yếu kém phía trước. Lý tưởng nhất là khối lượng của cây xác nhận phải cao hơn hai cây trước đó.
Nếu mọi người nhìn vào biểu đồ kèm theo, cổ phiếu đã tăng lên với khối lượng cao hơn. Sau đó, chúng ta có thanh giảm đóng cửa xuống gần mức thấp - thanh 1, khối lượng thấp hơn hai thanh tăng trước đó, spread không dài lắm.
Cây tiếp theo là một cây nổ cung thân dài (Wide spread down bar) - thanh 2, có vẻ như SM đã phân phối gần hết, đây chính là pha D của phân phối.
Thanh tăng tiếp theo trông giống như một bài kiểm tra nguồn cầu. Khối lượng thấp và cổ phiếu đóng cửa tăng nhưng lại nằm gần giữa thân - thanh số 3.
Bộ 3 này thể hiện điểm yếu rõ rệt hơn bao giờ hết. Những gì tiếp theo là rõ ràng… giảm xuyên qua nền tại 45 ngàn của FTS.
Ở đây chúng ta chú ý chút về bên trái bản đồ tại mục 4-5. Có một cây hỏi để ở đây là nếu giá tăng mạnh, tạo 1 cây thân dài tăng giá nhưng tại sao lại đóng cửa ở phía dưới, và mọi người để ý nó đã hỏng chân tức giữa nến và MA đã có khoảng cách lớn.
Bài này viết tới đây thôi chủ yếu là cho mọi người một ý tưởng làm gì khi gặp UP, nếu là mình mình sẽ chốt ⅓ lệnh chỗ này không nói nhiều, đặc biệt mà gặp UT tuần (tín hiệu khung thời gian cao hơn - High Time Frame), sai thì thôi vẫn còn ⅔, đúng thì ít ra cũng bảo toàn được một phần vốn nếu thị trường giảm.
Pseudo UpThrust Và Bảng Giao Dịch Lv2
Xin chào mọi người thì bài hôm nay tiếp theo của bài UpThrust. Hôm nay chúng ta sẽ nói về Pseudo UT và các đặc điểm về khối lượng.
1. Khối lượng nói lên điều gì?
Đầu tiên khối lượng lớn là dấu hiệu chắc chắn của sự yếu kém, khối lượng càng cao thì dấu hiệu càng mạnh và càng rõ ràng. Thậm chí có thể phải thoát khỏi cổ phiếu nếu Upthrust có khối lượng cực cao.
Thứ hai là độ dài thân nến càng dài thì upthurst càng mạnh.
Giá đóng cửa ở nữa dưới là một dấu hiệu suy yếu, lý tưởng nhất của thanh này là giá đóng cửa ở mức thấp nhất. Còn nếu giá đóng cửa ở mức giữa tức là sm đã không thành công đẩy giá xuống dưới, có quá nhiều cầu từ phía nhà đầu tư hoặc từ các quỹ khác.
Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá tiếp về vùng giá của UT, một UT lý tưởng sẽ bay vào vùng giá mới. Đỉnh sẽ cao hơn rất nhiều so với đỉnh của thanh trước đó. Điều này có nghĩa là SM đã thực sự thành công trong việc đẩy giá lên dụ mua và nhiều người đã bị mắc kẹt ở các mức giá cao khi về đến cuối phiên giao dịch.
Tất nhiên không có gì là tuyệt đối, mọi người sẽ thấy UT có uy lực nhất khi xu hướng đã có tăng trong một thời gian dài vài tuần. Còn trong khi xu hướng mới bắt đầu, cây UT đó sẽ bị nhấn chìm bởi cầu mạnh và hàng loạt thanh tăng giá phía sau. Một lần nữa mình xin nhấn mạnh lại sự quan trọng của bối cảnh thị trường hiện tại. Trong bối cảnh xấu, dù là cốc tay cầm cũng sẽ thành một cái cốc bể.
Nếu gặp một cây UT với khối lượng thấp. Chúng ta gọi nó là Pseudo Upthrust (PU). Chúng không mạnh như những cây UT thường do thiếu khối lượng nhưng vẫn là một dấu hiệu xấu thể hiện sự yếu kém.
2. Những lựa chọn của SM và các dạng bảng giao dịch:
Các đợt tăng giá giả thường xảy ra khi giá đang đi qua các đường ranh giới của một vùng cung (kháng cự) đã biết trước đó từ bên dưới. Điều này chúng ta xác nhận bằng vùng đỉnh cũ hoặc các điểm xoay (pivot point) trong quá khứ. Nếu hôm trước giá đã đạt đến rìa ranh giới của một vùng kháng cự cũ thì mọi người nên chú ý đến mức mở cửa vào ngày hôm sau và CHỜ ĐỢI !. Dòng tiền thông minh sẽ có hai lựa chọn:
(a) Tăng giá mở cửa trên mức kháng cự cũ. Điều này cho thấy cam kết của SM về xu hướng tăng giá. Điều này nhằm ngăn cản việc bán ra của nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trong vùng giá đó với hy vọng sẽ có thêm lợi nhuận! Việc này gọi là giữ nền tránh bị bể quá sớm.
Nhưng ở đây có sự cân bằng tinh tế, phải đợi xem liệu các nhà tạo lập thị trường có bán vào khoảng trống hay không và liệu SM có sẵn sàng hấp thụ lực bán hay không.
(b) Mở cửa gần mức đóng cửa trước đó và tăng giá nhanh chóng. Điều này cho thấy SM không quá lạc quan và đang thăm dò hướng lên trên vùng kháng cự để xem phản ứng của thị trường. Tùy thuộc vào phản ứng, SM sẽ quyết định hành động tiếp theo.
Nếu khối lượng ở mức trung bình đến trung bình cao và giá không tăng (tức là cao bằng hoặc không cao hơn nhiều so với mức cao nhất trước đó) thì đã đến lúc phải nhảy tàu vì mục tiêu của SM lần này là phân phối càng nhiều cổ phiếu càng tốt trước khi xu hướng giảm trung hạn bắt đầu.
Trong cả hai trường hợp, tốt hơn là nên chờ đợi và quan sát cho đến khi gần đến kết quả cuối cùng, vì chúng ta không có công cụ chuyên dụng ( màn hình giao dịch Level 2) hoặc chỉ báo, kỹ thuật phân tích khối lượng nào có thể cung cấp một bức tranh thực sự rõ ràng trong khung thời gian intraday.
Các đợt đẩy giá tăng giả hiếm khi xảy ra ở các vùng giá mới thành lập.
3. Màn hình giao dịch Level 2
Nghe kể có màn hình giao dịch Level 3 nữa mà mình cũng chưa thấy lần nào. Nên mấy cái cột giá mua giá bán ở mấy cái web cung cấp nó cũ lắm rồi. 3 lớp giá mua bán làảo thuậtthôi, đôi khi cuối phiên ATC còn che lệnh 100 cổ nữa. Không có ý nghĩa nhiều đâu.
Theo KAKATA chứng khoán