top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT - MOUSE POISION - CÓ NGUY HIỂM TÍNH MẠNG?

NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA



Tư vấn chuyên môn bài viết BS.CKI CAO HOÀNG THIỆN - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Ngộ độc thuốc diệt chuột gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong ở người và vật nuôi. Vậy triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa ngộ độc thuốc diệt chuột như thế nào?

Mục lục

Ngộ độc thuốc diệt chuột là gì?

Ngộ độc thuốc diệt chuột là tình trạng độc chất của thuốc diệt chuột tác động đến cơ quan mục tiêu (thần kinh, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da,…) hoặc ảnh hưởng gây độc (gây ung thư, đột biến, tổn thương tạng,…). (1)


  • Thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, kích thích, khó chịu, giãy giụa, ảo giác, cuối cùng co giật, hôn mê, đồng tử giãn.

  • Tim mạch: Mạch nhanh, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.

  • Suy thận cấp: Do sốc, hoại tử ống thận, tiêu cơ vân.

  • Hô hấp:Cảm giác bó chặt ngực, ho, khó thở, tím, phù phổi cấp do tim (tổn thương cơ tim, suy tim cấp), phù phổi cấp không do tim (tổn thương thành mạch, tổn thương phổi do khí phosphine) hoặc cả hai, ARDS, chảy máu phổi.

  • Huyết học: tan máu (có thể gặp cả ở người G6PD bình thường), có thể gặp methemoglobin.

  • Tiêu hóa: Bệnh nhân đau rát miệng, họng, thực quản, dạ dày; nôn và nôn ra máu, đi ngoài lỏng và có thể có máu.

  • Da, niêm mạc: Chất độc tiếp xúc qua da, niêm mạc có thể gây kích ứng tại chỗ.

Ngộ độc thuốc diệt chuột nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vongTriệu chứng ngộ độc thuốc diệt chuột

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc diệt chuột khác nhau nên tùy vào mỗi nạn nhân bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột nào mà các triệu chứng sẽ khác nhau. (2)

1. Thallium

Đây là bột không mùi, không vị được hấp thụ qua đường hô hấp hoặc qua da. Thallium tiếp xúc ở mức độ cao dẫn đến nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng sau:


  • Viêm ruột cấp tính (trong vòng 48 giờ).

  • Rối loạn chức năng thần kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, động kinh.

  • Rụng tóc.

  • Tăng sắc tố da.

Nếu tiếp xúc với thallium nồng độ thấp trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm độc mạn tính cùng các triệu chứng như:

  • Run, mất điều hòa, yếu cơ.

  • Loạn thị.

  • Liệt dây thần kinh số 7 (liệt nửa mặt, méo miệng).

  • Giảm thị lực.

2. Natri fluoroacetat ( Hợp chất 1080 ) và fluoroacetamid ( Hợp chất 1081)



Hóa chất diệt chuột này bắt đầu sử dụng từ đầu những năm 1990 ở Việt Nam, do nhập lậu từ Trung Quốc sang. SMFA là một loại bột màu trắng không mùi, không vị. Sau 30 phút đến 20 giờ khi ăn sẽ bắt đầu khởi phát các triệu chứng. Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng co giật, suy hô hấp, tiêu cơ vân, suy thận, rối loạn nhịp, suy tim cấp, … và tử vong.







3. Strychnin







Dạng viên nén màu hồng nhưng khi hòa tan trong nước trở thành loại bột không màu, không mùi, đắng. Độc tính của strychnin với biểu hiện co cơ không chủ ý do sự ức chế của các thụ thể glycine ở cấp độ nơron vận động và khớp thần kinh. Từ 10 – 20 phút sau khi nhiễm độc sẽ xuất hiện triệu chứng:

  • Co thắt cơ bắp không kiểm soát.

  • Cứng hàm.

  • Co cứng hàm mặt tạo nét cười gượng gạo.

  • Opisthotonos (Đầu và cột sống ưỡn cong ra sau).

  • Tiêu cơ vân.

  • Nhiễm toan lactic (độ pH quá thấp trong máu).

  • Tăng thân nhiệt ác tính.


4. Phosphua kẽm, phosphua nhôm

Phosphua kẽm là chất ăn mòn da, niêm mạc mạnh, khi hít phải dễ gây phù phổi cấp. Liều gây độc: gây ngộ độc và tử vong nếu ngộ độc cấp phosphua kẽm 20 – 40mg/kg đường uống, phosphua nhôm ≥ 0,5g.

Cơ chế gây độc: Khi uống phosphua kẽm, phosphua nhôm khí độc phosphine (PH3) được sinh ra khi phản ứng giữa nước và acid clohydric trong dịch dạ dày. Khí phosphine là chất khử mạnh, gây stress oxy hóa mạnh dẫn đến độc tế bào không đặc hiệu, gắn và ức chế enzym của chuỗi hô hấp tế bào, ức chế quá trình phosphoryl hóa, oxy hóa, cytochrome oxidase. Phosphine cũng ức chế catalase, gây tăng superocide dismutase tạo ra nhiều gốc tự do, peroxide hóa lipid, gây biến tính protein của màng tế bào.

Tiên lượng: Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, suy hô hấp, nhiễm toan, xuất huyết nặng nề, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong trong vòng vài ngày.

Biến chứng:

  • Tụt huyết áp: sốc giảm thể tích do mất dịch, mất máu, viêm cơ tim.

  • Rối loạn điện giải do nôn, phân lỏng.