top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

PHÂN LOẠI BƠM TĂNG ÁP! (tổng hợp)

Nên dùng máy bơm tăng áp loại nào?


Máy bơm tăng áp hay còn gọi là máy bơm áp lực thường được sử dụng làm tăng áp lực cho nước chảy ra ở đầu van, vòi nước sinh hoạt như vòi sen, vòi rửa, làm cho vòi nước chảy khỏe hơn, vòi sen phun mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người dùng, hay tăng áp lực nước cho máy giặt giặt, tăng áp lực nước cho bình nước nóng dùng điện, bình nước nóng năng lượng mặt trời…khi mà bể nước đặt quá thấp hoặc không có bể chứa nước để trên cao. Vậy máy bơm tăng áp có mấy loại? Bạn nên dùng loại bơm tăng áp nào cho gia đình mình?

Tất cả sẽ có trong bài viết này. MỤC LỤC:

  • Máy bơm tăng áp là gì?

  • Máy bơm tăng áp bao gồm những loại nào?

  • Bạn nên chọn máy bơm tăng áp loại nào?


Máy bơm tăng áp là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thì máy bơm tăng áp là loại máy bơm được sử dụng cho mục đích tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nước chảy ra các đầu vòi sử dụng được mạnh hơn, nhiều hơn, thích hợp sử dụng cho các gia đình có đường nước yếu. Máy bơm tăng áp thực tế là loại máy bơm nước thông thường, có tích hợp thêm chức năng tự động. Khi người dùng mở bất kỳ 1 vòi nước nào để lấy nước sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng, khi người dùng đóng vòi lại thì máy bơm cũng tự động tắt.

Máy bơm tăng áp bao gồm những loại nào? Trên thị trường hiện nay có 3 loại bơm tăng áp phổ biến là loại máy bơm tăng áp cơ, tăng áp điện tử và tăng áp biến tần. Tương ứng với mỗi loại sẽ có các tính năng và ưu điểm riêng:

1. Bơm tăng áp cơ

Bơm tăng áp cơ là loại máy bơm được chế tạo có tích hợp sẵn rơ le cơ, một số hãng còn tích hợp sẵn bình áp mà không cần phải lắp ghép thêm. Máy có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và đặc biệt giá thành thấp, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng thực tế khác nhau, nhờ vậy hiện nay loại máy này rất dễ bắt và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, dòng bơm này có một nhược điểm là chúng thường mang đến tiếng ồn khá lớn khi sử dụng, gây khá nhiều khó chịu và ức chế cho người dùng. Đây là dòng bơm tăng áp phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với nhiều điều kiện sử dụng thực tế khác nhau của hộ gia đình.

2. Bơm tăng áp điện tử

Bơm tăng áp điện tử là loại máy bơm sử dụng bộ điều khiển từ các board mạch điện tử, được hoạt động và kiểm soát hoàn toàn tự động. Máy được thiết kế tương đối nhỏ gọn, rất dễ sử dụng và có được độ chính xác khá cao, một ưu điểm đặc biệt là trong quá trình sử dụng máy rất ít gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến xung quanh, máy có độ bền cũng khá cao. Đây là dòng máy có giá thành cao hơn một ít so với dòng bơm tăng áp cơ, tuy nhiên nó mang đến rất nhiều ưu điểm cho người sử dụng, khi sử dụng dòng bơm này, bạn không gặp phải tình trạng khó chịu, hay ức chế vì máy bơm chạy quá ồn. Dòng bơm này được sử dụng rộng rãi cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, từ hộ gia đình, chung cư, nhà trọ cho đến các nhà phố, nhà cao tầng, biệt thự mini…

Máy bơm tăng áp điện tử hay còn gọi là bơm tăng áp từ là dòng máy bơm sử dụng mạch điện tử kết hợp nam châm từ & dây từ để điều khiển bật/tắt. Máy bơm tăng áp điện tử hoạt động dựa trên sự cảm nhận áp lực nguồn nước để đóng ngắt tự động.

Vì dòng bơm tăng áp này khi hoạt động gần như không có tiếng động, kết cấu nhỏ gọn, tháo lắp dễ dàng, linh hoạt, có 2 chế độ tự động hoặc điều khiển bằng tay. Đặc biệt là rất tiết kiệm điện năng. Để hiểu rõ hơn về dòng máy bơm này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu chi tiết nhé.

Hiện nay có 2 loại bơm tăng điện tử: là bơm tăng áp điện tử & bơm tăng áp điện tử có bình tích áp nhỏ. Mỗi dòng sẽ có ưu nhược điểm khác nhau.

  • Bơm áp điện tử thường sẽ không tích áp, hoạt động ổn định, nhưng sẽ có độ trễ khi mở vòi nước.

  • Bơm áp điện tử tích hợp bình áp thì sẽ chạy ngay, nhưng có tích áp lực & kết hợp rơ-le cơ, nên cũng sẽ hay bị hỏng rơ-le cơ hơn.


3. Máy bơm tăng áp điện tử có bình tích áp nhỏ



  • 1. Đầu hút tự mồi: Hút tối đa 3mét với van đầu hút. (loại điện tử thường không có phần này)

  • 2. Thân bơm: được sơn tĩnh điện.

  • 3. Mặt bích: dễ dàng bảo trì.

  • 4. Bình áp lực. (loại điện tử thường không có phần này)

  • 5. Cánh bơm ly tâm: chiều cao đẩy cao, tiếng ồn thấp.

  • 6. Công tắc áp lực: điều khiển khởi động bơm.(loại điện tử sẽ dùng dây từ + nam châm từ)

  • 7. Công tắc dòng: điều khiển dừng bơm có van một chiều bên trong (loại điện tử thường không có phần này)



Ưu điểm:

Với từng loại máy bơm sẽ có những ưu điểm riêng biệt và bơm tăng áp điện tử cũng vậy. Dòng máy bơm này mang đến cho người sử dụng rất nhiều tính năng ưu việt.

  • 1.Vận hành không có tiếng ồn do sử dụng bánh công tác ly tâm và bộ phận cảm biến khởi động bằng điện tử (độ ồn dưới 40-50dB thấp hơn âm thanh của giọng nói 60-70dB).

  • 2.Không hoạt động khi mất nước

  • 3. Với kết cấu đặc biệt dòng máy bơm này chống ô nhiễm nước sinh hoạt của gia đình.

  • 4. Được tích hợp các bộ phận cảm biến tự động bảo vệ quá nhiệt, và bộ cảm biến khô,…

  • 5. Chất liệu đặc biệt cánh nhựa noryl chịu được nhiệt độ nước lên đến 80 độ C.

  • 6. Tuổi thọ của máy cao hơn những dòng máy tương tự khác nhờ lớp sơn tĩnh điện toàn diện và các bộ phận bảo vệ được tích hợp sẵn trong máy bơm.

  • 7. Áp suất không đổi với cảm biến lưu lượng tân tiến.

  • 8. Động cơ êm, bền, tiết kiệm điện.

  • 9. Lưu lượng nước ổn định, áp lực nước tốt

Nhược điểm:

CHỈ LẮP ĐẨY XUỐNG, KHÔNG HÚT ĐẨY ĐƯỢC

DÒNG TĂNG ÁP ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP BÌNH TÍCH ÁP SẼ ĐẨY NGANG, ĐẨY NGƯỢC LÊN ĐƯỢC. NHƯNG GIÁ THÀNH CAO.


Ứng dụng của bơm tăng áp điện tử

Dòng máy bơm này được sử dụng tại những nơi có nguồn nước đầu ra yếu như sen vòi, (sen cầm tay, sen bát, sen cây), vòi xịt, chậu rửa, bồn massage, máy giặt, bình nước nóng, nóng lạnh, thái dướng năng… và là bơm kích áp lực được ưa chuộng tại các gia đình hiện nay.

  • Máy bơm tăng áp điện tử là thiết bị dùng để tăng áp lực nước khi nước quá yếu không thể dùng cho các thiết bị sử dụng nước trong gia đình được. Hệ thống máy bơm tăng áp điện tử sẽ tự động chạy khi áp lực trong đường ống giảm dưới mức quy định thiết kế sẵn, máy sẽ tự động ngắt khi áp lực trong đường ống đến ngưỡng thiết kế trước hoặc khi chúng ta đóng hết các thiết bị sử dụng lại.

  • Vì máy tự động gia tăng áp lực trong đường ống, làm nước mạnh hơn, có thể sử dụng cho máy nước nóng năng lượng mặt trời.

  • Máy bơm tăng áp điện tử thường được lắp đặt ở trên cao, nằm dưới bồn nước để đẩy nước xuống các đường ống vì khả năng đẩy lên cao yếu.

  • Vậy máy bơm tăng áp điện tử là loại máy bơm tự động, dùng để tăng áp lực đường ống khi có bất kì 1 van xả nào trong đường ống được mở. Thích hợp sử dụng cho các gia đình có đường nước yếu.


4. Bơm tăng áp biến tần

Đây là một trong những dòng bơm tăng áp hiện đại nhất hiện nay, dòng bơm này sử dụng hệ thống biến tần để thay đổi dòng điện, bật tắt cũng như tự động điều chỉnh số vòng quay của trục bơm để đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dùng. Bơm tăng áp biến tần sở hữu ưu điểm vượt bật hơn so với các dòng bơm khác, nó giúp tiết kiệm một lượng lớn chi phí tiền điện mỗi tháng, có thể giúp người dùng tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ so với các loại máy bơm tăng áp thông thường với cùng công suất và lưu lượng... Trong quá trình sử dụng dòng bơm tăng áp biến tần cũng rất ít gây ra tiếng ồn, tuổi thọ và độ bền của máy cũng rất cao. Dòng bơm này có một nhược điểm là bởi vì ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế, nên chi phí đầu tư khá cao.



Máy bơm tăng áp biến tần làm thay đổi tần số dòng điện để bật/tắt và tự động điều chỉnh số vòng quay của trục máy bơm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước.

Bơm tăng áp biến tần là loại bơm hiện đại, có nhiều ưu điểm hơn hẳn 2 loại bơm tăng áp cơ và điện tử. Nguyên lý làm việc của bơm tăng áp biến tần là sử dụng rơ le điện tử cảm biến áp suất, khi ta mở vòi nước, rơ le điện tử sẽ cảm biến sự thay đổi áp suất và tín hiệu này được chuyển tới bộ phận điều khiển, bộ phận điều khiển sẽ điều khiển cho máy bơm hoạt động.

Điểm đặc biệt là thiết bị biến tần sẽ điều khiển vòng quay của động cơ máy bơm để đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Ví dụ: khi cài đặt áp suất hoạt động cho máy bơm để áp lực nước trên hệ thống là 2,5 bar, khi mở vòi nước nếu ta mở nhỏ hoặc mở 1 vòi, lúc này cánh máy bơm sẽ quay với tốc độ thấp ( ví dụ 500 vòng/phút) và đảm bảo luôn duy trì áp suất trong hệ thống là 2,5 bar. Khi ta mở 2 vòi hoặc nhiều hơn, biến tần sẽ điều chỉnh tăng tốc độ vòng quay của động cơ máy bơm lên (ví dụ 1500 vòng/phút) và đảm bảo áp lực trong hệ thống vẫn được duy trì ở mức 2,5 bar

Ưu điểm:

  • 1. Tự động điều khiển vòng quay của động cơ để điều chỉnh lưu lượng và áp lực (Hiếu đơn giản là có thể điều chỉnh áp lực theo ý muốn người dùng - hoặc tự động chạy theo 1 mức áp lực nhất định, dù số thiết bị đầu ra có khác nhau)

  • 2. Khởi động mền và dừng mền tránh sụt áp dòng điện của hệ thống. Tránh sung lực đường ống

  • 3. Bảo vệ chống quá dòng, quá nhiệt, quá điện áp, thấp điện áp, bảo về chạy khô, bảo vệ khỏi áp suất cao,…

  • 4. Giảm chi phí tiêu thụ điện năng. Tiết kiệm tối đa 60% so với các máy bơm thông thường

  • 5. Mức độ rung và tiếng ồn thấp (gần như không nghe thấy tiếng máy chạy)

  • 6.Tuổi thọ bơm vượt trội với chức năng phân bổ tải bơm đồng đều theo chế độ vận hành

Nhược điểm: Giá thành cao :)



5. Bơm tăng áp không đồng bộ (lắp ghép bơm + rơ le + bình áp + phụ kiện)

Đây là dạng máy bơm hút đẩy thông thường, lắp thêm hệ thống gồm bình áp, rơ le áp lực... Loại máy bơm này thường được dùng để bơm cho hệ thống lớn nhiều đầu vòi ra hoặc dùng làm bơm tăng áp tổng toàn bộ tòa nhà. Các nhà hộ gia đình cũng có thể dung lọa này được (dùng loại công suất nhỏ) Loại này dùng trong dân dụng có thể lắp bình áp và rơ le điện tử, cũng rất hay

Ưu điểm: Bền bỉ, vận hành tương đối êm