top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

Phần VI. Quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp và chế phẩm sinh học hữu cơ:

Quy trình xử lý PPNN

1) Ngâm phụ phẩm nông nghiệp trong nước có dung dịch bột mềm, định lượng một gói bột mềm 1kg pha với 100 lít nước lã.

2) Phâm phụ phẩm nông nghiệp chìm trong nước 8 giờ;

3) Vớt ra để khô nước;

4) Tiến hành ủ theo tỷ lệ phù hợp tùy theo lượng phân;

5) Phối trộn phụ phẩm nông nghiệp đã qua xử lý với phân gia súc, gia cầm;

6) Pha chế phẩm xử lý thức ăn theo tỷ lệ 1 lọ/ 10 lít nước, nếu hỗn hợp khô ta bổ sung thêm nước.

7) Pha chế phẩm xử lý thức ăn tưới vào hỗn hợp trên theo tỷ lệ 4 lọ/ 1 tấn hỗn hợp;

8) Khi ủ hỗn hợp thức ăn ta không nên dẫm chặt vì dẫn chặt vi khuẩn, xạ khuẩn sẽ kém hoạt động;

9) Khi ủ, dùng bột khử mùi MH2 rắc vào đống ủ chống chua theo tỷ lệ 1 gói/ 1 tấn phân ủ.

10) Nên xây bể ủ; Để có được thức ăn gối đầu ta sẽ xây từ 2-3 bể, mỗi bể từ 2-3 khối;

11) Khi ủ xong phải theo dõi sau 45 ngày là sử dụng được (nếu chỉ trộn phân gia súc thì sau 30 ngày sử dụng được).





2. Sử dụng một số chế phẩm sinh học hữu cơ

1) Trong chăn nuôi giun

a. Lý do:

o Đảm bảo các yếu tố giúp giun phát triển không bệnh tật

o Giúp chúng không bị côn trùng khác cạnh tranh môi trường sống,

o Đảm bảo tỷ lệ đồng lứa cao, hạn chế sự thoái hóa,

o Tạo ra môi trường sống thích hợp cho sự phát triển của giun.

b. Các thông số kỹ thuật của bể nuôi

o Khi làm bể nuôi, san nuôi, hộp gỗ có bề rộng 1,40m… ta phải dùng bột bảo vệ trộn với cát nhỏ theo tỷ lệ 3 gói (3kg)/ 1 m dài. Chiều dày lớp cát đảm bảo tối thiểu 6cm.

o Xung quanh bể nuôi ta đục lỗ Phi21 để điều tiết độ ẩm và có cửa đối lưu không khí.

c. Quy trình nuôi:

o Cứ 30-45 ngày cho ăn một lần.

o Pha nước với chế phẩm xử lý phân theo tỷ lệ: 1 lọ/ 8-10 lít nước.

o Pha hỗn hợp trên vào thức ăn cho giun theo tỷ lệ: 4 lọ/ 1 tấn. Sau đó tiến hành ủ phân.

o Thời gian ủ đối với phân trâu bò tối thiểu 30 ngày.

o Thời gian ủ đối với phân gia cầm, lợn, gà tối thiểu 75 ngày.

o Thời gian ủ với phân bò sữa tối thiểu 45 ngày.

o Nếu không có điều kiện ủ phân thì ta dùng một chế phẩm sinh học đặc biệt để xử lý nhanh sau 02 tiếng. Loại chế phẩm này hiện tại chỉ dùng được với phân trâu, bò.

o Chế phẩm xử lý dạ cỏ:

1) Các loại phụ phẩm nông nghiệp được ngâm trọng dung dịch bột mềm trong 8 giờ,

2) Sau khi ngâm, vớt ra để ráo nước;

3) Dùng chế phẩm dạ cỏ để ủ theo tỷ lệ 4-6 lọ/ 1 m3. 1 lọ pha với 8-10 lít nước khuấy đều.

4) Chế phẩm chống thoái hóa tỷ lệ 3-5 gói/ 1m2 bể nuôi. Mỗi bể chứa 80-100kg phân thức ăn. Hòa tan chế phẩm với 5-8 lít nước tưới và trộn đều vào phân thức ăn.

5) Chế phẩm sinh học hữu cơ (bột khử mùi MH2) dùng để khử mùi hôi thối trong thời gian ngắn và giữ cho tức ăn đảm bảo chất lượng trong thời gian dài không bị chua. Tỷ lệ trộn MH2 vào phân ủ là 1 gói 2kg / 1 tấn.

2) Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản

a. Đối với chăn nuôi trâu bò, ngan, gà, vịt ta nên dùng bột khử mùi MH2 trộn với mùn theo tỷ lệ 1 gói 2kg/ 15-20kg mùn cưa rắc đều (trải đều) lên bề mặt nền chuồng hoặc bề mặt đống phân thức ăn.

b. Đối với chăn nuôi lợn, ếch lươn, baba, thủy hải sản… trong môi trường nước, ta nên dùng MH3, tỷ lệ 1 gói/ 4-6 lít nước tưới hoặc phun vào khu vực nuôi không cần cách ly với vật nuôi.

(*) Tất cả các loại chế phẩm sinh học đều từ hữu cơ, không độc hại với con người và vật nuôi.

15 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments