top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

TÓM TẮT QUY ĐỊNH CỦA EU VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE THỰC VẬT ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU NGUỒN GỐC THỰC VẬT - TOPFARM

PHẦN I: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU EU

I.1.     Nguyên tắc, mục tiêu của thực phẩm
I.2.    Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm (RASFF)  
I.3.    Quy định thuốc BVTV và dư lượng tối đa cho phép (MRL) trên thực phẩm   
I.4.    Tìm kiếm MRL trong cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU   
I.5.    Mức dư lượng chấp nhận đối với hàng nhập khẩu EU
I.6.    Quy định của EU về chất gây ô nhiễm thực phẩm (không phải thuốc BVTV)   
I.7.    Tiêu chí vi sinh EU
I.8.    Yêu cầu vệ sinh chung EU   
I.9.    Điều khoản vệ sinh chung đối với hoạt động sản xuất
I.10.  Yêu cầu vệ sinh đối với sản phẩm rau quả đã được chế biến ở mức tối thiểu
I.11.   Yêu cầu văn hóa an toàn thực phẩm  
I.12.  Yêu cầu chiếu xạ thực phẩm  
I.13.  Yêu cầu Tiêu chuẩn marketing   
I.14.   Yêu cầu ghi nhãn và đóng gói
I.15.   Quy định sản phẩm hữu cơ nhập khẩu   
I.16.   Văn bản pháp luật mới về hữu cơ tại EU  
I.17.   Thuốc BVTV được phê duyệt dùng cho nông nghiệp hữu cơ:   
I.18.   Kiểm soát chính thức ATTP của EU đối với sản phẩm nhập khẩu   
I.19.   Quyết định cần đưa ra đối với các lô hàng không tuân thủ nhập khâu từ nước thứ ba vào EU  
I.20.   Hồ sơ về sức khỏe chung đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu (CHED-PP)  
I.21.    TRACES
I.22.   Yêu cầu bổ sung của khách hàng EU về an toàn thực phẩm   

PHẦN II. YÊU CẦU QUẢN LÝ CỦA EU VỀ KDTV ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GỐC THỰC VẬT  

II.1.    Các nguyên tắc chính trong luật pháp của EU về kiểm dịch thực vật
II.2.   Luật về sức khỏe thực vật của EU-Quy định (EU) 2016/2031  
II.3.   Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU   
II.4.   Dịch hại ưu tiên của EU   
II.5.   Đối tượng phải kiểm soát (RNQP)  
II.6.   Danh mục thực vật có nguy cơ cao
II.7.   Yêu cầu đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ và chèn lót bằng gỗ  
II.8.   Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (PC)   
II.9.   Yêu cầu của EU về khai báo bổ sung trên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật   
II.10.   Miễn giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật  
II.11.    Kiểm soát kiểm dịch tại biên giới  
II.12.   Giảm tần suất kiểm tra sức khỏe thực vật  
II.13.    Hộ chiếu thực vật (PP)   
II.14.    EUROPHYT   
II.15.    Rà soát các thông báo về thay đổi quy định của EU qua ePing  


Bảng 1: Giới hạn tối đa cho phép đối với chì và cadmium trên một số sản phẩm rau quả hiện nay  
Bảng 2: Tiêu chí về an toàn thực phẩm và vệ sinh trong quá trình sản xuất đối với hạt nảy mầm và rau quả tươi cắt sẵn theo quy định tại EC/2073/2005
Bảng 3: Danh mục hoạt chất được phê duyệt sử dụng cho nông nghiệp hữu cơ tại EU theo Quy định (EC) No 889/2008
Bảng 4: Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU được biết đã có mặt ở Việt Nam  
Bảng 5: Danh mục sản phẩm được miễn đáp ứng yêu cầu của EU về PC

NỘI DUNG


PHẦN I: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU EU

I.1.     Nguyên tắc, mục tiêu của thực phẩm

Nguyên tắc chính của luật pháp về thực phẩm của EU

  • Trách nhiệm đầu tiên đối với an toàn thực phẩm thuộc về cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm (FBO).
  • An toàn thực phẩm được đảm bảo trong suốt chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.
  • Các quy trình đều dựa vào HACCP.
  • Nguyên tắc cẩn trọng: có thể áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tạm thời để bảo vệ sức khỏe ở mức độ cao mà không phải chờ đợi bằng chứng khoa học.
  • Minh bạch: tham vấn công chúng và thông tin
  • Áp dụng yêu cầu vệ sinh chung cơ bản và yêu cầu cụ thể đối với các nhóm thực phẩm nhất định.
  • Đăng ký hoặc phê duyệt cơ sở thực phẩm.
  • Linh hoạt cho thực phẩm được sản xuất ở vùng xa (ví dụ: vùng núi cao, hải đảo xa xôi, và sản xuất cũng như phương pháp truyền thống).

Mục tiêu chính của pháp luật EU về thực phẩm

  • Để đảm bảo bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng ở mức độ cao.
  • Để đảm bảo thực hiện công bằng trong thương mại thực phẩm, trong đó có xét đến sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và môi trường.
  • Để tạo thuận lợi cho thương mại thực phẩm an toàn trên toàn cầu.

Yêu cầu chính của Luật thực phẩm chung của EU:

  • Thực phẩm (và thức ăn chăn nuôi) không được mất an toàn, ví dụ như không được gây hại với sức khỏe hoặc không phù hợp để con người tiêu dùng.
  • Việc ghi nhãn, quảng cáo và trình bày đối với thực phẩm không được làm người tiêu dùng hiểu nhầm.
  • Doanh nghiệp thực phẩm phải có khả năng xác định doanh nghiệp đã cung ứng cho mình thực phẩm, nguyên liệu hoặc động vật làm thực phẩm, và xác định doanh nghiệp được mình cung ứng sản phẩm; và cung cấp những thông tin này khi được yêu cầu.
  • Thực phẩm mất an toàn không được phép bán trên thị trường hoặc phải được thu hồi từ người tiêu dùng nếu đã được bán

Truy xuất nguồn gốc là nền tảng trong chính sách an toàn thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung của EU đưa ra yêu cầu bắt buộc truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các doanh nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Truy xuất nguồn gốc là công cụ quản lý nguy cơ, công cụ này cho phép FBO hoặc cơ quan có thẩm quyền thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối hoặc thu hồi từ người tiêu dùng những sản phẩm được xác định là không an toàn.

Theo luật của EU, “truy xuất nguồn gốc” nghĩa là khả năng truy xuất và theo dõi bất kỳ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật làm thực phẩm hoặc chất sẽ được sử dụng để tiêu dùng, thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này đòi hỏi tất cả các FBO đều phải thực hiện hệ thống truy xuất đặc biệt. Tất cả FBO phải có khả năng xác định sản phẩm của mình từ đâu tới và sẽ đi đâu, và nhanh chóng cung cấp được những thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền.

Truy xuất nguồn gốc là cách ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, để đảm bảo sao cho tất cả sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng. Điều quan trọng là khi các cơ quan chức năng của quốc gia hoặc doanh nghiệp thực phẩm phát hiện được nguy cơ thì có thể tiến hành truy xuất nguồn gốc để nhanh chóng khoanh vùng được vấn đề và ngăn không để sản phẩm nhiễm bẩn đó tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc cho phép thu hồi có mục tiêu các sản phẩm và cung cấp thông tin chính xác cho công chúng, qua đó giảm thiểu đứt gãy thương mại

I.2.    Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm (RASFF)  

  • Quy định (EU) 178/2002 (Luật thực phẩm chung của EU) là văn bản luật quan trọng nhất đưa ra nguyên tắc và quy tắc chung về an toàn thực phẩm ở EU. Quy định này áp dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm (từ trang trại đến bàn ăn). Tất cả sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các yêu cầu của quy định này.

  • EFSA là cơ quan đánh giá nguy cơ độc lập; đồng thời cũng là cơ quan cung cấp tư vấn khoa học độc lập cho chính sách và pháp luật của EU, và truyền thông về nguy cơ liên quan đến chuỗi thực phẩm nói c