Câu 1: Nguyên tử là gì? Nêu cấu tạo của nguyên tử?
HD:
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Cấu tạo nguyên tử:
-Hạt nhân nguyên tử:
+ Gồm 2 loại hạt là proton(p) mang điện tích dương và neutron(n) không mang điện.
+ Mỗi hạt proton mang một đơn vị điện tích dương (+)
+ Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số hạt proton.
· Vỏ nguyên tử:
+ Được tạo nên bởi các electron (e)
+ Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm (-1)
+ Các lớp e sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài cho đến hết.
Lớp e thứ nhất tối đa 2 e
Lớp e thứ 2 tối đa 8e
Các lớp còn lại có tối đa 8e hoặc nhiều hơn
+ Các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử.
Câu 2: Vẽ mô hình nguyên tử một số nguyên tố (H, C, O, Na, S, Al, K, …). Từ mô hình đó có thể xác định được số proton, electron.
HD:
-Mô hình nguyên tử H: có 1e, 1p, đthn (+1), thứ tự e: 1
-Mô hình nguyên tử C: có 6e, 6p, đthn (+6), thứ tự e: 2/ 4
-Mô hình nguyên tử O: có 8e, 8p, đthn (+8), thứ tự e: 2/ 6
-Mô hình nguyên tử Na: có 11e, 11p, đthn (+11), thứ tự 2/ 8/ 1
-Mô hình nguyên tử S: có 16e, 16p, đthn (+16), thứ tự 2/ 8/ 6
-Mô hình nguyên tử Al: có 13e, 13p, đthn (+13), thứ tự 2/ 8/ 3
-Mô hình nguyên tử K: có 19e, 19p, đthn (+19), thứ tự 2/ 8/ 8/ 1
Câu 3: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử?
HD:
Khối lượng nguyên tử (KLNT) = Khối lượng hạt nhân + khối lượng vỏ
= khối lượng p + khối lượng n + khối lượng e
Vì khối lượng e rất nhỏ so với khối lượng hạt p và hạt n nên khi tính toán bỏ qua khối lượng của e.
KLNT = khối lượng p + khối lượng n = khối lượng hạt nhân
B. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HOẠ.
1. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Thành phần cấu tạo của hầu hết các loại nguyên tử gồm?
A. proton và electron. C. protron và neutron.
B. neutron và electron. D. protron, neutron và electron.
Câu 2: Trong nguyên tử các hạt mang điện là:
A. neutron và electron. C. protron, neutron và electron.
B. proton và electron. D. protron và neutron.
Câu 3: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là?
A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và neutron.
Câu 4: Vỏ nguyên tử tạo được tạo nên từ loại hạt nào sau đây?
A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton, electron.
Câu 5: Cho mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử Mg. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của Mg lần lượt là:
A. 3; 2. B. 3; 4. C. 2; 5. D. 4; 3.
Câu 6: Nguyên tử Potassium có 19 proton. Số electron của X là?
A. 17 B. 18. C. 19 D. 38
Câu 7: Số electron tối đa ở lớp thứ nhất là?
A. 2 B. 3 C. 8 D. 18
2. TỰ LUẬN
Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại và vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử A.
HD:
Nguyên tử có cấu tạo bởi 3 loại hạt là p, n, e.
Ta có p+ n +e = 48 mà p = e → 2 p + n =48 (1)
Số hạt mang điện là (p+e), hạt không mang điện là n
Lại có: (p+e) – n = 16 mà p=e nên 2p – n = 16 (2)
Cộng tương ứng 2 vế của (1) và (2) ta được 4p = 64 →p =16 = e.