top of page

Công nghệ tái chế pin mặt trời

Một số công ty đã tiên phong phát triển công nghệ tái chế chất thải pin mặt trời trong bối cảnh phần lớn chất thải này đang bị chôn lấp.
Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) ước tính đến năm 2050 sẽ có 78 triệu tấn chất thải pin mặt trời tích lũy trên toàn cầu.

Theo trang ieefa.org thuộc Viện Phân tích Kinh tế và Tài chính năng lượng (Mỹ), Đạo luật Giảm Lạm phát của Mỹ là một điển hình về việc tăng cường chuỗi cung ứng bền vững từ khoáng sản quan trọng đến thiết bị điện hiệu quả. Đạo luật Khoáng sản Quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các công ty trong việc giảm thiểu rủi ro, phát triển chuỗi cung ứng minh bạch và bền vững. Chỉ thị về chất thải từ thiết bị điện và điện tử của EU yêu cầu các quốc gia thành viên tái chế 85% vật liệu được sử dụng trong tấm pin mặt trời dựa trên các nguyên tắc trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất...
Một số công ty đã tiên phong phát triển công nghệ tái chế pin mặt trời. SOLARCYCLE, một công ty khởi nghiệp ở California - Mỹ, vừa huy động được 30 triệu USD để mở rộng công nghệ tái chế. Solar Materials của Đức là công ty tái chế đầu tiên trên thế giới thu hồi tất cả nguyên liệu thô từ mô-đun pin mặt trời một cách kinh tế và tiết kiệm năng lượng. Một công ty tái chế khác của Đức là FLAXRES cũng đã phát triển các nhà máy di động để tái chế pin mặt trời. Trong khi đó, công ty Pháp ROSI cung cấp các giải pháp đổi mới cho việc tái chế nguyên liệu thô trong ngành pin mặt trời. 

THEO NLD

Comentários


bottom of page