top of page
Ảnh của tác giảOFREZH EDITOR

Theo luật pháp Việt Nam, trường hợp nào cần xin giấy phép kinh doanh rau củ quả?

Có cần xin giấy phép kinh doanh rau củ quả không?

Căn cứ vào theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 66, các trường hợp không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Hộ gia đình thực hiện sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối.
  • Những cá nhân bán hàng rong, bán quà vặt.
  • Những người buôn bán theo chuyến, tức là mua hàng hóa từ các nơi khác theo từng chuyến để bán cho các cá nhân mua buôn hoặc bán lẻ.
  • Những người thực hiện buôn bán lưu động trên những phương tiện di chuyển như xe máy, xe tải nhỏ, xe đẩy,…
  • Những người thực hiện các dịch vụ có thu nhập thấp.

Trên đây là những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Những trường hợp khác đều phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì thế, nếu bạn chỉ bán rau của quả nhỏ lẻ bằng cách thuê một kiot nhỏ tại một khu chợ thì không buộc phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh mô hình kinh doanh rau củ quả thì bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh rau củ quả hợp pháp. 

Những điều kiện kinh doanh rau củ quả hợp pháp

Để có thể mở cửa hàng kinh doanh rau quả quả, bạn cần đáp ứng được những điều kiện kinh doanh rau củ quả như sau:
  • Cá nhân là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đầy đủ năng lực về hành vi dân sự và pháp luật.
  • Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp khi có nhu cầu mở một chuỗi cửa hàng rau của quả.
  • Đặc biệt, cửa hàng kinh doanh rau sạch cần được cấp giấy phép kinh doanh rau củ quả, cụ thể là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh rau củ quả

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh rau củ quả

Để có thể đăng ký mô hình kinh doanh rau củ quả theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ cần soạn thảo như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mở cửa hàng rau củ quả. 
  • Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân khác của chủ hộ kinh doanh và các cá nhân tham gia kinh doanh.
  • Giấy tờ chứng thực xác nhận quyền sử dụng địa điểm kinh doanh như hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Lưu ý là nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các nội dung:

  • Tên hộ kinh doanh, tên cửa hàng đúng quy định của nhà nước; địa chỉ cửa hàng để tiến hành kinh doanh và các thông tin liên lạc kèm theo (nếu có).
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh rau củ quả và mã ngành đúng quy định: 46323 – Bán buôn rau, quả. Nhóm ngành nghề kinh doanh rau củ quả này gồm việc bán buôn rau, củ, quả tươi các loại, đông lạnh và chế biến, nước ép.
  • Thể hiện số vốn đăng ký kinh doanh
  • Số lao động dự tính sử dụng để kinh doanh (tối đa là 10 người).
  • Các thông tin cá nhân của những chủ hộ cửa hàng kinh doanh.

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mở cửa hàng rau củ quả được tiếp nhận và giải quyết tại Phòng Kinh tế, thuộc UBND cấp quận/ huyện. Vì thế, sau khi chuẩn bị hồ sơ, cá nhân hay hộ gia đình mở cửa hàng kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng theo quy định. 

Thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng rau củ quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh rau củ quả, cơ quan chức năng cấp huyện trao Giấy biên nhận. Trong 05 ngày làm việc, cơ quan này sẽ cấp giấy phép kinh doanh rau củ quả là giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Hồ sơ và thủ tục doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh rau củ quả

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kinh doanh rau củ quả

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề rau củ quả.
  • Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh rau củ quả.
  • Bản liệt kê danh sách các cổ đông hay thành viên sáng lập công ty rau củ quả.
  • Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên và người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.
  • Giấy tờ pháp lý chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên hay cổ đông là tổ chức. Kèm với văn bản uỷ quyền của tổ chức. 
  • Cùng các giấy tờ khác có liên quan khác theo yêu cầu cụ thể.

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh rau củ quả được nộp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cửa hàng.

Thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Hồ sơ sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp.

Giấy phép kinh doanh rau củ quả với chứng nhận an toàn thực phẩm 

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh rau củ quả với cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm 

Những ai có kinh nghiệm kinh doanh rau củ quả đều biết cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định để được cấp giấy phép. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cửa hàng đáp ứng những yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Những cơ sở thực hiện các khâu pha cắt, chia nhỏ và đóng sản phẩm vào bao bì khác cần có các dụng cụ, thiết bị sơ chế, bao gói, chứa đựng hay bày bán sản phẩm phù hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 
  • Thùng chứa rác thải của cơ sở cần phải đặt tại khu vực riêng biệt và có nắp đậy.
  • Các hồ sơ về gốc sản phẩm phải được lưu trữ đầy đủ bao gồm: hóa đơn, hợp đồng mua bán, hồ sơ tự công bố của sản phẩm.
  • Chủ cơ sở kinh doanh cửa hàng rau củ quả và nhân viên trực tiếp kinh doanh phải tham gia bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định và cần khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm.
  • Bao bì đóng gói lại sản phẩm rau củ quả phải có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng tiêu chuẩn khi tiếp xúc với sản phẩm trực tiếp.

Như vậy, cơ sở kinh doanh rau củ quả cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh rau củ quả nêu trên và những quy định khác để được cấp giấy phép kinh doanh rau củ quả khu đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm thì cơ sở mới được phép hoạt động.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh rau củ quả đủ điều kiện về an toàn thực phẩm 
Dựa vào Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh rau củ quả đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị (theo mẫu) cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh rau củ quả đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 
  • Bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp hay giấy chứng nhận kinh doanh hợp lệ.
  • Bản thuyết minh về của kho bảo quản thực phẩm của cơ sở kinh doanh rau củ quả về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng đối với kho lạnh bảo quản thực phẩm của cơ sở kinh doanh.
  • Danh sách và giấy xác nhận tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh rau củ quả. 

Nộp hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả ở đâu?

Sau khi soạn thảo một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, chủ cơ sở sẽ nộp về Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Riêng các cơ sở kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh nộp hồ sơ tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và thẩm định cơ sở để cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện. 
 
7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page