I. Nghiệp vụ kế toán cho công ty rau củ quả bao gồm:
- Nghiệp vụ kê khai thuế ban đầu
- Nghiệp vụ kế toán trưởng
- Nghiệp vụ quyết toán thuế
- Nghiệp vụ hoàn thuế
- Nghiệp vụ kế toán trọn gói
- Nghiệp vụ kiểm tra – hoàn thiện sổ sách
- Nghiệp vụ báo cáo tài chính
- Nghiệp vụ tư vấn các thủ tục thuế
- Nghiệp vụ báo cáo thuế hàng tháng
II. Kinh doanh rau củ quả nộp những loại thuế gì?
* Căn cứ pháp lý các loại thuế cần nộp của công ty rau củ quả
– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về thuế GTGT (có hiệu lực ngày 01/01/2014):
+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT
+ Tại Khoản 5 Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
+ Tại Khoản 4 Điều 10 quy định thuế suất 5% & Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%
– Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế GTGT
* Theo đó:
– Trường hợp Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoạt động trong lĩnh vực mua bán rau củ quả
– Mua của người dân: hợp đồng mua bán, bảng kê 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC), biên bản giao nhận, chứng từ thanh toán (TM/CK)….có xác nhận của địa phương
+ Nếu Doanh nghiệp tự trồng sau đó thu hoạch đem bán nguyên cây thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
+ Nếu rau củ quả là sản phẩm chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường( chặt, tải cành, tỉa lá…) nếu bán lại cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã (không phân biệt doanh nghiệp, hợp tác xã mua về để bán hay để sản xuất chế biến) thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT kể từ ngày 01/01/2014.
+ Trường hợp Doanh nghiệp bán mặt hàng nêu trên cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
+ Trường hợp rau củ quả… sản xuất tạo ra Sản phẩm đã qua chế biến như: nấu chín, dưa chua,dưa muối …. áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.
4. Kế toán phải xác định kết quả kinh doanh cho công ty rau củ quả như thế nào?
Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thì phải xác định được chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó:
- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
- Chi phí chế biến bao gồm: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm.
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Doanh thu và thu nhập khác: Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng một vai trò rất quan trọng trong kế toán kết quả kinh doanh. Do vậy, doanh thu phải được xác định một cách chính xác. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Xác định doanh thu: doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp Nghiệp vụ đó.
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp Nghiệp vụ đó.
Doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Thu nhập khác:
Thu nhập khác bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.
Ví dụ về Báo cáo tài chính của một công ty sản xuất sữa